Ép Cọc Bê Tông – Những Lưu Ý Nhất Định Phải Biết?

Ép Cọc Bê Tông là phương pháp với ưu điểm là chắc chắn, thi công nhanh chóng đang là một xu hướng trong công trình xây dựng. Nhưng ép cọc bê tông là gì? Tính ứng dụng của nó đối với công trình xây dựng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các loại cọc bê tông trong bài viết này của New House nhé!

Ép Cọc Bê Tông

1. Khái Niệm Ép Cọc Bê Tông

Ép Cọc Bê Tông là phương pháp ép cọc được sử dụng phổ biến hiện nay. Các cọc bê tông được đúc tại xưởng sau đó sẽ được vận chuyển đến công trường. Tiếp đến sử dụng các loại máy móc để ép cọc bê tông xuống nền đất. Phương pháp ép cọc này cần một mặt bằng rộng rãi với chiều ngang từ 4m trở lên.

2 11

Cọc bê tông có kết cấu bền vững giúp nền móng của công trình chắc chắn hơn. Cọc bê tông thường có tiết diện hình vuông hoặc hình tam giác, độ dài từ 6 – 20m. Tùy vào kết cấu công trình mà đơn vị thi công sẽ lựa chọn cho phù hợp.

2. Đặc Điểm Của Ép Cọc Bê Tông

Một số đặc điểm của Cọc Bê Tông bạn cần nắm trước khi dùng phương pháp ép cọc bê tông như sau:

Cọc bê tông được làm từ vật liệu chính là bê tông cốt thép được đúc thành từng cọc tại xưởng hoặc thực hiện trực tiếp tại công trình. Sau khi các cọc được định hình thì sử dụng thiết bị để đóng/ép xuống đất. Mác bê tông chế tạo cọc phải từ 250 trở lên mới đạt chất lượng.

Hiện nay, các Loại Cọc Bê Tông ứng dụng nhiều tại các công trình là loại có tiết diện vuông, kích thước phổ biến từ 200 × 200 đến 400 × 400. Chiều dài và tiết diện của cọc bê tông còn phụ thuộc vào thiết kế và nhu cầu sử dụng của công trình.

4 10

Cọc phải được chế tạo đúng theo như bản thiết kế, chiều dày lớp bảo vệ tối thiểu là 3cm. Giúp cọc không bị bong tróc, nứt gãy khi đóng xuống nền đất đồng thời đảm bảo chống rỉ cho khung thép bên trong.

Bãi đúc cọc phải bằng phẳng, nếu quá gồ ghề sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của việc Ép Cọc Bê Tông. Khuôn đúc cọc phải thẳng, phẳng và được bôi một lớp chống dính, cho bề mặt bê tông đẹp và hạn chế mất nước khi đổ bê tông.

3. Ép Cọc Bê Tông Có Tác Dụng Gì? Vì Sao Phải Ép Cọc Bê Tông Cho Công Trình?

Ép Cọc Bê Tông đóng vai trò truyền dẫn tải trọng từ công trình xuống sâu dưới nền đất, hạn chế tính trạng lún, sạt lở cho công trình. Móng nhà được làm từ cọc bê tông đang được ứng dụng rộng rãi bởi thời gian thi công nhanh chóng, độ bền cao. Từ đó, tăng khả năng chịu tải của nền móng, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn khi sử dụng.

3 9

Có rất nhiều công trình khi mới đưa vào sử dụng đã xuất hiện dấu hiệu sụt lún, nứt gãy thậm chí là đổ sập, gây nguy hiểm cho người xung quanh. Nguyên nhân đa phần là bởi nền móng của công trình không đảm bảo được độ chắc chắn. Hoặc do công trình vượt quá khả năng chịu tải của nền móng. Để khắc phục tình trạng này thì bên Thi Công Cọc Bê Tông cần phải dùng cọc bê tông đạt chuẩn ép xuống nền đất để tăng thêm khả năng chịu lực. Tùy vào diện tích, độ cao của công trình mà lựa chọn kích thước và số lượng cọc phù hợp.

———————————————-

New House – Công Ty Thiết Kế, Thi Công, Xây Dựng uy tín tại Bình Dương!

I Hotline0946.31.31.31

Website I Fanpage

I Địa chỉ: 25 DS 15, KDC Hiệp Thành 3, P Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một